21.9 C
New York
Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy 2024

Buy now

spot_img

Đồng Tháp thực hiện sản xuất nông nghiệp thuận thiên, nông nghiệp xanh

Sáng 30/11, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Huỳnh Minh Tuấn và lãnh đạo một số sở đã tham dự Hội nghị trực tuyến đối thoại chính sách cấp cao “Chuyển đổi sang Hệ thống lương thực thực phẩm xanh, phát thải thấp”.

Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức.

Zalo
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Huỳnh Minh Tuấn (bìa trái) phát biểu từ điểm cầu Đồng Tháp

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Huỳnh Minh Tuấn cho biết, trong những năm qua, Đồng Tháp đã tham gia nhiều dự án của Ngân hàng Thế giới, trong đó có dự án “Thúc đẩy chương trình IPM trên lúa để giải quyết bùng phát dịch rầy nâu tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”, Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT)”, tiểu Dự án “Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười”.

Tham gia các dự án, Đồng Tháp thực hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả thiết thực như: 2 lúa – 1 cá, 2 lúa – 1 tôm, 2 lúa – 1 vịt, đặc biệt là mô hình lúa – cá, tận dụng mùa nước lũ để trữ cá tự nhiên, kết hợp vừa nuôi thủy sản, vừa trồng lúa, trong đó có cá linh và các loại cá khác, tổng lợi nhuận khoảng 15 triệu/ha.

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, bên cạnh lợi nhuận mang lại, việc áp dụng các mô hình luân canh, xen canh giúp phục hồi hệ sinh thái, cải thiện dinh dưỡng của đất, giảm chi phí cho nông dân, tạo ra nông sản sạch và nông sản có giá trị cao hơn khi khai thác các khía cạnh câu chuyện văn hóa, lịch sử tạo ra các sản phẩm OCOP và phát triển du lịch nông nghiệp. Đây là những mô hình mà Đồng Tháp sẽ đeo đuổi, thực hiện trong thời gian tới.

Với quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp xanh, trong thời gian tới, ông Huỳnh Minh Tuấn cho biết, Đồng Tháp sẽ xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sinh thái, hiện đại, phát triển bền vững, gắn với việc kiến tạo mạnh mẽ nền nông nghiệp hiện đại theo hướng kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước, bảo đảm cân bằng sinh thái, giữ gìn đa dạng sinh học các vùng nước nội địa.

Phát triển nông nghiệp và nông thôn Đồng Tháp với phương châm “thuận theo tự nhiên”, tránh can thiệp quá mức vào tự nhiên và môi trường sống; sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên; chủ động, linh hoạt thích ứng và tận dụng cơ hội từ biến đổi khí hậu như nguồn tài nguyên cho phát triển.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là giải pháp đột phá trong xây dựng nền nông nghiệp theo hướng xanh, sạch và hiện đại. Phát triển tích hợp, đa ngành, có điều phối liên kết vùng, liên kết ngành trong xây dựng nền nông nghiệp xanh, sạch và hiện đại nhằm đạt đến sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về nhận thức và hành động, đặc biệt phải phù hợp với năng lực, mong muốn của người dân. Nâng cao năng lực hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán để nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp thuận thiên, cùng với các hoạt động bảo vệ sinh thái và môi trường trong canh tác nông nghiệp bền vững, hiệu quả.

Kết thúc phần tham luận, ông Huỳnh Minh Tuấn đề xuất Ngân hàng Thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho tỉnh thực hiện sản xuất nông nghiệp “thuận thiên”, nông nghiệp xanh trong thời gian tới”.

Theo Cổng Thông tin Đồng Tháp

0/5 (0 Reviews)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin mới