20.2 C
New York
Thứ Năm, 25 Tháng Tư 2024

Buy now

spot_img

Trai ấp tỉnh Đồng Tháp “xung phong” nuôi loài côn trùng ham “gặm cỏ, nhai rau”, đã bán được 5 tạ, thu 120 triệu

Anh Phan Việt Tiến (SN 1994) ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) là một trong những thanh niên chịu khó học hỏi, vượt khó làm ăn vươn lên thoát nghèo. Anh là người tiên phong thực hiện thành công mô hình nuôi dế mèn Thái đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

Gia đình anh Tiến sống bằng nghề chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện kinh tế cũng rất khó khăn. Với mong muốn thoát khỏi cuộc sống nghèo khó, tạo ra nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho gia đình, vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng, anh Tiến đã ra sức tìm tòi học hỏi và nhận thấy mô hình nuôi dế phù hợp với điều kiện gia đình mình nên anh quyết tâm thực hiện.

Sau khi tìm hiểu, nắm vững kiến thức và kỹ thuật nuôi dế, năm 2019, anh Tiến đã đầu tư vốn đóng chuồng và mua 2 ổ dế mèn giống Thái đem về nuôi.

Trai ấp tỉnh Đồng Tháp "xung phong" nuôi loài côn trùng ham "gặm cỏ, nhai rau", đã bán được 5 tạ, thu 120 triệu - Ảnh 1.

Trai ấp tỉnh Đồng Tháp "xung phong" nuôi loài côn trùng ham "gặm cỏ, nhai rau", đã bán được 5 tạ, thu 120 triệu - Ảnh 2.
Anh Phan Việt Tiến, ấp Phú Điền, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) với mô hình nuôi dế mèn Thái

 Anh Phan Việt Tiến cho biết: “Nuôi dế mèn Thái vốn ít, hiệu quả kinh tế cao và không gây ô nhiễm môi trường. Chỉ đầu tư lần đầu mua con giống, trong quá trình nuôi, dế tự giao phối và sinh sản, sau đó mình tiếp tục chăm sóc và nhân rộng đàn dế.

Lúc đầu mới nuôi, tôi cũng gặp nhiều khó khăn về quy cách chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, thời điểm dế đẻ trứng, nở con, tách đàn. Qua nhiều lần rút kinh nghiệm, đến nay cơ bản tôi đã nắm vững kỹ thuật từ khâu ấp trứng, gây đàn cho đến lúc xuất chuồng”.

Theo kinh nghiệm nuôi dế của anh Tiến, dế là loài vật sống thành đàn, thích nghi với môi trường tự nhiên, muốn cho đàn dế phát triển nhanh, năng suất chất lượng cao, người nuôi phải chú ý đến chuồng trại, đặt nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh nơi mưa gió, tạo môi trường hoang dã cho dế ẩn trú hoặc bay nhảy một cách tự nhiên.

Nguồn thức ăn cho dế cũng dễ tìm, lúc dế còn nhỏ cho ăn củ sắn và lá rau muống, dế từ 20 ngày trở lên cho ăn lá lục bình, lá chuối, vỏ dưa hấu, dưa leo và bổ sung thêm cám.

Dế nuôi được từ 1 tháng trở lên là xuất bán, trung bình cứ đầu tư khoảng 700 gram thức ăn cho ra 1kg dế thịt thương phẩm, mỗi ký dế thịt có giá bán từ 100.000 – 120.000 đồng.

Hiện tại, anh Tiến đang nuôi trên 12 chuồng dế, bình quân mỗi tháng cho thu nhập từ 5 triệu đồng. Từ lúc nuôi dế đến nay, anh Phan Việt Tiến đã xuất bán được 15 đợt với trên 500kg dế thịt, thu nhập hơn 120 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, anh Tiến còn lãi hơn 50 triệu đồng.

Hiện nguồn tiêu thụ dế mèn Thái cũng rất ổn định, chủ yếu là bán ở các nhà hàng, quán ăn và bán làm mồi cho các tiệm nuôi chim, cá cảnh…

Anh Tiến cho biết, có được kết quả trên, ngoài sự nỗ lực của bản thân và các thành viên trong gia đình, còn có sự giúp đỡ tạo điều kiện của chính quyền địa phương là động lực để gia đình tôi vươn lên thoát nghèo bền vững, trở thành hộ khá.

Theo anh Huỳnh Duy Khương – Bí thư Xã đoàn Phú Thành A, huyện Tam Nông (Đồng Tháp), anh Tiến là đoàn viên năng động, chịu khó trong phát triển kinh tế, mở ra hướng đi mới, từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm.

Anh Tiến là người tiên phong trong phát triển nuôi dế ở địa phương, anh đã mạnh dạn đầu tư, đưa con giống mới vào chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thành công từ mô hình nuôi dế mèn Thái của anh Tiến đã góp phần đem lại thu nhập ổn định cho anh và gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Nguyễn Long – Báo Đồng Tháp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin mới