7.9 C
New York
Thứ tư, 11 Tháng mười hai 2024

Buy now

spot_img

TCBC: Thế hệ Gen Z – Khởi nghiệp hay không khởi nghiệp?

Nếu thế giới có Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Elon Musk…Việt Nam cũng có Văn Đinh Hồng Vũ Co-Founder & CEO Elsa Speak, Hùng Trần Founder & CEO Got It, Vũ Duy Thức Co-Founder & CEO OhmniLabs, Phạm Khánh Linh Founder & CEO Logivan…. Câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khởi nghiệp trẻ tài năng đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các bạn trẻ có tuy tư duy nhạy bén, yêu thích sự đổi mới sáng tạo lựa chọn con đường Khởi nghiệp để thỏa mãn đam mê. Nhưng không phải ai khởi nghiệp cũng thành công, nhiều người đã phải chấp nhận thất bại cay đắng hết lần này đến lần khác. Trong khi đó, lựa chọn con đường Khởi nghề có chỉ số an toàn cao nhưng vẫn đầy màu sắc trải nghiệm khi được trải qua nhiều vị trí công việc, xây dựng nhiều mối quan hệ để trưởng thành. Vậy thì các bạn trẻ, nên chọn Khởi nghề hay Khởi nghiệp?

“Khởi nghề hay Khởi nghiệp? Làm chủ hay Làm thuê?” – lựa chọn tạo bước ngoặt sự nghiệp, ngã rẽ cuộc đời cho đa số Thanh niên và Sinh viên. Sáng ngày 4/4/2021, tại Đại học Sư Phạm TP. HCM đã diễn ra buổi tọa đàm khởi nghiệp với chủ đề “Thế hệ Gen Z – Khởi nghề hay Khởi nghiệp?” giúp các bạn trẻ có góc nhìn đa chiều để định hướng sự nghiệp tương lai. Buổi tọa đàm đã có sự tham gia của hai diễn giả:

  • Chị Trương Lý Hoàng Phi – Chủ tịch HĐQT kiêm Nhà sáng lập CTCP Xúc tiến Đầu tư & Hỗ trợ doanh nghiệp IBP, Nhà sáng lập BSSC, Phó CT Hội Doanh nhân trẻ TP. HCM (YBA)
  • Anh Nguyễn Khắc Nguyện – Giám đốc khối Quản trị Nguồn nhân lực Ngân hàng ACB

Chị Hoàng Phi và anh Khắc Nguyện đã mang đến buổi tọa đàm không khí tranh luận sôi nổi giúp các bạn trẻ có góc nhìn đa chiều để lựa chọn Khởi nghề hay Khởi nghiệp. Chị Hoàng Phi đưa nhận định thế hệ Gen Z có lợi thế mà các thế hệ đi trước không dễ dàng có được, ví dụ cơ hội thực tập, làm việc từ rất sớm trước khi tốt nghiệp. Các bạn trẻ cũng có nhiều cơ hội để thể hiện quan điểm, chính kiến cá nhân ở trường học, công sở hoặc các tổ chức, cộng đồng….Anh Khắc Nguyện cho rằng khi các bạn trẻ đứng trước quá nhiều cơ hội đồng nghĩa có quá nhiều sự lựa chọn thì các bạn trẻ dễ bị mắc một “căn bệnh trầm kha” là sự đong đưa, thiếu quyết đoán. Khi tranh luận về khởi nghiệp, chị Hoàng Phi cho rằng nhà khởi nghiệp tận hưởng điều thú vị nhất khi chứng kiến ý tưởng trong đầu mình được hiện thực hóa. Khi đi làm thuê, sản phẩm/dịch vụ đã được định hình và quyết định bởi công ty, người làm thuê chỉ tuân theo chứ không có nhiều đất để sáng tạo. Trong khi khởi nghiệp thì tự tay nhà sáng lập nhào nặn ý tưởng ngay từ đầu, cảm nhận cái “đã” khi được biến ý tưởng thành sự thật. Chị Hoàng Phi cho rằng một khi người trẻ có ý tưởng hay, sáng tạo và có năng lực thực hiện ý tưởng thì không cần chờ đợi ai phê duyệt việc hiện thực hóa ý tưởng, hãy bắt tay làm ngay. Anh Khắc Nguyện tranh luận, anh đồng ý sự sáng tạo là yếu tố quan trọng trong khởi nghiệp nhưng nếu chỉ có sự sáng tạo mà thiếu đi sự trải đời và nguồn lực hỗ trợ thì rất nguy hiểm. Anh cho rằng sự sáng tạo bộc phát ở thời tuổi trẻ non nớt, không có các bước chuẩn bị kỹ lưỡng thì hơn 90% doanh nghiệp startup chết sau 3 năm. Tuy anh Khắc Nguyện ủng hộ định hướng sự nghiệp Khởi nghề – Làm thuê cho các bạn trẻ, nhưng anh không cổ súy cho việc các bạn chỉ làm việc cho một công ty, các bạn có thể làm thuê cho nhiều công ty sau đó khởi nghiệp và bất cứ lúc nào vẫn có thể quay lại làm thuê. Anh cho rằng tùy từng thời điểm, hãy sáng suốt lựa chọn con đường phù hợp, đừng bao giờ cứng nhắc chỉ chọn một giữa hai con đường Khởi nghề hay Khởi nghiệp.

Xoáy vào câu hỏi băn khoăn rằng các bạn trẻ cần chuẩn bị hành trang gì cho Khởi nghề hoặc Khởi nghiệp? Chị Hoàng Phi cho rằng do dù đi làm thuê hay khởi nghiệp thì sự chuẩn bị đâu đó cũng giống nhau. Điểm chung giữa Khởi nghề và Khởi nghiệp là bước đầu tiên phải thật sự giỏi nghề trước khi khởi nghiệp. Nếu bạn giỏi nhất trong lĩnh vực nào đó, thì trước sau gì bạn cũng sẽ thành công. Bạn phải trải nghiệm rất nhiều trước khi bạn thật sự nhận ra bạn giỏi gì, thế mạnh của bạn ở đâu, có thể mất đâu đó 5-7 năm trong sự nghiệp. Chị Hoàng Phi cũng khích lệ các bạn trẻ hãy đặt ra mục tiêu đủ lớn, hãy mơ giấc mơ lớn, vì khi mơ lớn thì chỉ cần đạt 50% giấc mơ thôi đã “ổn” rồi. Ví dụ như khi các bạn nhảy cao, nếu bạn đặt ra mục tiêu nhảy được 2.4m thì khi bạn chỉ cần nhảy được 1.2m thôi đã cao rồi. Chị Hoàng Phi cho rằng những nhà khởi nghiệp là những kẻ mộng mơ. Riêng với luận điểm này, anh Khắc Nguyện không tranh luận mà đồng tình và bổ sung cho chị Hoàng Phi. Anh cho rằng giấc mơ – đam mê là khi ngay cả khi thức hay khi ngủ đều cần khắc khoải để biến giấc mơ thành hiện thực. Anh đưa ra góc nhìn, giấc mơ nhỏ là trong giấc mơ chỉ xuất hiện một số ít người, còn giấc mơ lớn là nhiều người xuất hiện trong giấc mơ. Hình ảnh ví von này giúp giải đáp giấc mơ cho khởi nghiệp, nếu giải pháp của chúng ta mang lại sự tác động cho số một số đông người thì đó là giấc mơ lớn, nếu giải pháp chỉ giúp cho một số ít thì đó là giấc mơ nhỏ. Yếu tố đầu tiên để bắt đầu khởi nghiệp là phải chạm tới giấc mơ đủ lớn, tạo ra sự tác động đủ lớn cho cộng đồng. Nếu giấc mơ được biến thành kế hoạch cụ thể thì khả năng thành công sẽ cao. Bàn sâu hơn về tư duy khởi nghiệp cho các bạn trẻ, chị Hoàng Phi cho rằng khởi nghiệp bắt đầu bằng giải pháp để giải quyết nỗi đau của cá nhân, sau đó mang giải pháp đó ra thử nhu cầu thị trường. Một trong những yếu tố quan trọng cho nhà khởi nghiệp thành công là lắng nghe thị trường, hiểu khách hàng mục tiêu; hãy tập thói quen trải nghiệm và chiêm nghiệm sâu sắc. Anh Khắc Nguyện đồng tình với quan điểm này, anh cho biết sẽ không đầu tư cho những ý tưởng mà các bạn trẻ “nghĩ là hay”, anh chỉ đầu tư cho những ý tưởng có nghiên cứu, có thử nhu cầu thị trường và hiểu rõ khách hàng mục tiêu. Anh cũng nêu ra 4 điểm quan trọng trong tư duy của Nhà khởi nghiệp: Đầu tiên, phải biết rõ mình là ai và lợi thế cạnh tranh của mình là gì. Thứ 2, các bạn phải có nguồn lực. Thứ 3, phải có mentor để chỉ dẫn mình không đi vào vết xe đổ của người đi trước. Thứ 4, các bạn trẻ cần tạo thương hiệu cá nhân.

Để giúp các bạn trẻ không cảm thấy hoang mang trong những chặng đường khác nhau của sự nghiệp, Anh Khắc Nguyện khuyên các bạn cần tỉnh táo để không trở thành con lắc đu đưa giữa hai lựa chọn, các bạn cần vạch rõ từng chặng đường cụ thể, có checklist, đặt ra milestone, và sau mỗi chặng đường phải luôn rút ra những bài học. Anh cho rằng một khi đầu tư thời gian thì ngoài tiền ra, phải thu được điều gì giá trị hơn, chính là sự trải nghiệm. Chị Hoàng Phi cho rằng số năm kinh nghiệm không quan trọng bằng những thành quả mà bạn trẻ đạt được trong thời gian đó. Trong kế hoạch hành động, bạn trẻ phải có milestone rất rõ ràng, cụ thể buộc phải vượt qua. Và lưu ý đặt ra những trạm chốt chứ không phải cứ bước đi trên chặng đường quá dài nhưng không biết điểm dừng ở đâu. Cả hai vị diễn giả đều đồng ý quan điểm, những người thành công không phải là những người học giỏi nhất ở trường, mà là người có khả năng kiểm soát bản thân và quản lý bản thân tốt nhất. Trên con đường đi đến kế hoạch thì sẽ có cám dỗ ở xung quanh, nên cần phải kiên trì, tỉnh táo để theo đuổi mục tiêu. Làm thế nào để chúng ta không bị cám dỗ? Nếu chúng ta đặt thẳng hàng được giấc mơ, lý trí, tình cảm, kế hoạch thì chúng ta có thể vượt qua cám dỗ để theo đuổi giấc mơ lớn của đời mình. Hãy biến chính mình thành một mảnh ghép không thể thiếu trong một bức tranh lớn để tạo ra giá trị lớn hơn.

Chốt lại buổi tọa đàm, hai vị diễn giả nhắn gửi thông điệp đến thế hệ Gen Z, dù chọn Khởi nghề hay Khởi nghiệp thì các bạn trẻ phải luôn ở thế làm chủ, làm chủ giấc mơ, làm chủ kế hoạch, làm chủ quyết định, làm chủ cuộc đời. Hãy mạnh dạn mơ giấc mơ lớn, đặt ra kế hoạch, vạch ra chặng đường để đạt milestone, luôn kiểm tra checklist và không quên rút tỉa bài học sau mỗi chặng đường đã đi qua. Hãy mạnh dạn bước vào hành trình khám phá điều gì mình giỏi nhất, và đó là hành trình của mỗi cá nhân trả lời câu hỏi tôi là ai, tôi mạnh điều gì? Trước khi già đi thì hãy sống “đã đời” cho đúng với tuổi trẻ của mình, lao vào thử, sai thì sửa. Hãy trở thành thỏi nam châm thu hút những nguồn lực hay ho, đừng là con lắc đu đưa không mục đích. Cũng trong buổi tọa đàm, Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp BSSC có phần giới thiệu và phát động cuộc thi Startup Wheel 2021 đến các bạn sinh viên. Chị Lê Thị Tường Vy – Giám đốc Truyền thông Sự kiện của BSSC mang đến cho các bạn hai thông điệp. Hãy mạnh dạn trở thành các nhà khởi nghiệp trẻ, hãy tạo dấu ấn cho thời sinh viên bằng những trải nghiệm trong các dự án khởi nghiệp. Nếu các bạn chưa sẵn sàng khởi nghiệp, vẫn có cách để các bạn thể thể hiện tinh thần khởi nghiệp từ góc độ người dùng, hãy ủng hộ startup bằng cách mua sắm sản phẩm/dịch vụ và góp ý để startup nâng cao chất lượng. Tư duy của người trẻ, thế hệ gen Z sẽ góp phần định hình tư duy cần có cho một quốc gia khởi nghiệp.Buổi Tọa đàm “THẾ HỆ GEN Z – KHỞI NGHỀ HAY KHỞI NGHIỆP?” thuộc chuỗi sự kiện phát động cuộc thi khởi nghiệp Startup Wheel 2021. Startup Wheel được giới chuyên môn đánh giá là một trong những cuộc thi khởi nghiệp chuyên sâu và lớn nhất Đông Nam Á. Startup Wheel diễn ra 8 năm liên tiếp. Mỗi năm, Startup Wheel thu hút sự tham gia của hơn 1.800 startups từ 20 quốc gia và hơn 60 tỉnh thành Việt Nam. Các startup Việt bước ra từ Startup Wheel – Bảng Việt Nam và đạt được các thành tựu nổi bật như Vexere.com, Edu2Review, Hector, Joolux, EyeQ Tech, Vbee, T-Farm, Telepro…Bên cạnh đó, các startup quốc tế như Jandi từ Hàn Quốc, Aversafe từ Canada, Saathi từ Ấn Độ, TradingView từ Anh, Bitsensing từ Hàn Quốc, Verily Vision từ Thái Lan…..tham gia Startup Wheel – Bảng Quốc tế từ sự thành công trên thị trường quốc tế đã triển khai kế hoạch mở rộng đến thị trường Việt Nam.

Startup Wheel 2021 đang tiếp tục nhận hồ sơ dự thi tại Việt Nam và quốc tế. Các bạn trẻ yêu thích khởi nghiệp có thể tìm hiểu và đăng ký tham gia Startup Wheel 2021 tại https://startupwheel.vn/vi/dang-ky/. Deadline đăng ký đến 25/4/2021. Dành cho các bạn trẻ quan tâm đến hoạt động của Startup Wheel, thông tin sẽ liên tục cập nhật tại

0/5 (0 Reviews)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin mới