11.8 C
New York
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư 2024

Buy now

spot_img

Thành phố Cao Lãnh: Phong trào khởi nghiệp ngày càng đi vào chiều sâu

Sau 5 năm triển khai, phong trào phát triển doanh nghiệp (DN), DN khởi nghiệp của TP Cao Lãnh ngày càng đi vào thực chất và đạt được những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế địa phương, tạo sức lan tỏa, thu hút đông đảo nhiều thành phần tham gia.

Sản phẩm khởi nghiệp của TP Cao Lãnh thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. (ảnh tư liệu)

Giai đoạn 2016-2020, cộng đồng DN trên địa bàn thành phố không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng và quy mô. Hoạt động của DN và hộ kinh doanh cá thể tiếp tục tăng. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 12.660 hộ kinh doanh cá thể (tăng 602 hộ so với năm 2019) và 1.061 DN (tăng 173 DN so với năm 2019). Hoạt động xúc tiến thương mại, nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa thành phố với các ngành tỉnh đã hỗ trợ cho DN tiếp cận thị trường, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm (thông qua các kỳ hội chợ, hội thảo kết nối cung cầu với các tỉnh). Qua đó, đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN, tìm đầu ra cho hàng hóa của địa phương.

Trên địa bàn thành phố hiện có 23 DN khởi nghiệp hoạt động (tăng 6 DN so với năm 2019) với nhiều ngành nghề khác như: sản xuất chế biến, dịch vụ, kinh doanh… Các DN này được hình thành từ những ý tưởng sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương và được tiếp cận các chính sách hỗ trợ; qua thời gian hoạt động hiệu quả dần hoàn thiện từ cơ sở sản xuất phát triển thành DN khởi nghiệp.

Các hoạt động khởi nghiệp được lan truyền rộng rãi thông qua hệ thống mạng thông tin của thành phố đến tận cơ sở. Việc tìm kiếm những ý tưởng, dự án khởi nghiệp hiệu quả luôn được thành phố quan tâm. Trong đó, nổi bật là việc tổ chức cuộc thi dự án khởi nghiệp thành phố năm 2020 thu hút trên 14 dự án, ý tưởng tham gia; thành lập được Câu lạc bộ khởi nghiệp TP Cao Lãnh với 52 thành viên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phát triển DN, DN khởi nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn còn những khó khăn. Theo đó, DN khởi nghiệp hoạt động mang tính chất hộ gia đình nhỏ lẻ, nên hạn chế trong việc phát triển, thiếu nguồn vốn đầu tư trang thiết bị máy móc sản xuất; chính sách hỗ trợ DN chưa đi vào thực chất; ý tưởng, dự án chưa được triển khai hiệu quả do thiếu vốn đầu tư; DN khởi nghiệp còn lúng túng trong công tác quản lý điều hành…

Với quan điểm đồng hành cùng DN, giai đoạn 2021-2025, thành phố đề ra định hướng hỗ trợ DN, DN khởi nghiệp bằng nhiều hình thức như: nắm bắt kịp thời khó khăn của DN để có biện pháp hỗ trợ; tạo điều kiện và hỗ trợ kết nối các dự án, mô hình có tính khả thi đến các trung tâm ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp; khuyến khích và hỗ trợ hộ kinh doanh có đủ khả năng phát triển thành DN thực hiện chuyển đổi thành DN; hỗ trợ DN tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm; tổ chức các lớp tập huấn về nâng cao năng lực quản lý cho các DN khởi nghiệp…

MN – Báo Đồng Tháp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin mới