8.6 C
New York
Thứ Năm, 18 Tháng Tư 2024

Buy now

spot_img

Vì sao PCI 2021 Đồng Tháp xếp hạng 3 cả nước?

Theo Báo cáo PCI 2021 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố vào sáng nay (27/4), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 của Đồng Tháp xếp thứ 3 cả nước và tiếp tục đứng đầu các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

>> PCI 2021: Đồng Tháp xếp hạng 3 cả nước

>> Nối dài thành tích top 3 PCI, Chủ tịch UBND tỉnh gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

So với PCI 2020 (72,81 điểm), PCI 2021 của Đồng Tháp giảm 2,28 điểm (70,53 điểm) và giảm 01 hạng. Phân tích sâu chỉ số này cho thấy, trong 10 chỉ số thành phần được sử dụng làm thước đo đánh giá PCI, Đồng Tháp có 03 chỉ số thành phần đứng top 5 cả nước là: Gia nhập thị trường, Tính minh bạch, Chi phí không chính thức. Đây cũng là 03 chỉ số thành phần tăng điểm so với kết quả của năm 2020. Đặc biệt, Chi phí không chính thức – một yếu tố được đánh giá gắt gao khi cân nhắc lựa chọn địa điểm đầu tư của Đồng Tháp được các doanh nghiệp đánh giá cao và xếp thứ 2 cả nước.

Trong khi đó, Chi phí thời gian, Tính năng động của chính quyền tỉnh, Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự v.v. là những chỉ số thành phần sụt giảm điểm nhiều và cần được cải thiện trong thời gian tới.

Tiếp tục lan tỏa chủ trương “Đồng hành cùng doanh nghiệp”

Theo ông Phạm Thiện Nghĩa – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, nhìn vào kết quả PCI 2021 cho thấy, dư địa cải thiện của tỉnh vẫn còn khá nhiều. Điều này chứng tỏ nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh vẫn chưa đáp ứng hết được mong muốn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, tiếp tục phải phấn đấu hơn nữa, cùng chung sức, đồng lòng để chuyển hóa những thách thức, khó khăn thành cơ hội phát triển; tiếp tục lan tỏa tinh thần “Đồng hành với doanh nghiệp” để đáp ứng kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa thăm hỏi công nhân và động viên doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh tư liệu

Theo Báo cáo PCI 2021, tính từ năm 2008 đến 2021, tỉnh Đồng Tháp đã có 14 năm liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước. Được biết đến với sáng kiến “Cà phê doanh nhân” bắt đầu từ năm 2016, Đồng Tháp hiện nay còn mở rộng thêm nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và nâng cao năng lực quản trị của các hộ kinh doanh.

Tỉnh Đồng Tháp cũng khuyến khích thành lập các hội quán và các hợp tác xã nhằm tăng cường kết nối giữa những cá nhân và các cơ sở sản xuất kinh doanh, qua đó cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau lớn mạnh hơn trong hoạt động kinh doanh. Đây cũng là một hình thức hiệu quả giúp kết nối chuỗi giá trị ở địa phương, đặc biệt là các chuỗi giá trị về nông sản – Báo cáo PCI 2021 nhận xét.

Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho rằng, mặc dù Đồng Tháp là địa phương có vị trí địa lý không thuận lợi, hạ tầng đang trên đà phát triển, nhưng môi trường kinh doanh và sự thân thiện của chính quyền luôn được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận và đánh giá cao.

Đồng Tháp là đại diện duy nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có mặt trong top 10 PCI 2021 của cả nước. Cho đến thời điểm này, Đồng Tháp là tỉnh có thời gian nằm trong top 5 tỉnh/thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước lâu nhất của Việt Nam.  – Trưởng Ban pháp chế VCCI đánh giá.

“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong năm 2021 – một năm đầy khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Đồng Tháp tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, đồng hành cùng doanh nghiệp từ cấp tỉnh đến cơ sở, chủ động tiếp xúc và tăng cường tương tác để nắm bắt tình hình, đồng thời, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Hiện nay, tỉnh cũng tập trung đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư trên các lĩnh vực, thúc đẩy tiến độ thực hiện các Biên bản thỏa thuận hợp tác với các Tập đoàn đã ký kết như: T&T, Novaland, Quế Lâm v.v.. Trong năm 2021, tỉnh có 20 dự án được chấp thuận chủ trương/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 3.345 tỷ đồng, trong đó có 03 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 858 tỷ đồng.

Đặc biệt, tỉnh quan tâm hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, phát triển các dự án khởi nghiệp có tiềm năng, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị của hộ kinh doanh, tạo động lực phát triển doanh nghiệp từ nguồn lực nội tại của nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Ngoài ra, Đồng Tháp chú trọng đầu tư các công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế và an sinh, nhất là giao thông kết nối; hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 30 đoạn Cao Lãnh – Hồng Ngự; đường Sở Tư pháp kết nối đường Tân Việt Hòa; dự án đường ĐT.849 (giai đoạn 1) đoạn từ ĐT.848 đến Quốc lộ 80 v.v..

Văn Khương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin mới