20.6 C
New York
Thứ Bảy, 14 Tháng Chín 2024

Buy now

spot_img

Nghiên cứu “Cơ chế hỗ trợ Doanh nghiệp Khởi nghiệp Sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế – Đề xuất giải pháp cho Việt Nam”

Nghiên cứu “Cơ chế hỗ trợ Doanh nghiệp Khởi nghiệp Sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế – Đề xuất giải pháp cho Việt Nam”

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua tháng 6/2017 (sau đây gọi tắt là Luật SME), chính thức đặt nền móng pháp lý cho hệ thống pháp luật về hỗ trợ nhóm doanh nghiệp chiếm vị trí đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam này. Tuy nhiên, Luật SME mới chỉ định ra các khung khổ pháp lý cho các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, với những nguyên tắc cơ bản chung mang tính định hướng cho các hoạt động này. Các Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật này được chờ đợi sẽ quy định các điều kiện, quy trình, cơ chế chi tiết để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, để các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Luật SME thực sự có hiệu quả trên thực tế, việc thiết kế các Nghị định của Chính phủ và Thông tư của các Bộ hướng dẫn Luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo dự kiến, để bảo đảm thời hạn có hiệu lực của Luật SME (ngày 1/1/2018), các Nghị định hướng dẫn Luật này sẽ phải được ban hành trước thời điểm này để có thể có hiệu lực cùng thời điểm với Luật SME. Các Thông tư hướng dẫn các Nghị định, nếu có, sẽ được ban hành càng sớm càng tốt. Hiện tại, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đang được Chính phủ giao chủ trì soạn thảo 04 Nghị định hướng dẫn Luật SMEs.

0/5 (0 Reviews)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin mới