8.7 C
New York
Thứ sáu, 22 Tháng mười một 2024

Buy now

spot_img

Dự án trẻ và lời giải cho doanh nghiệp

Vòng chung kết cuộc thi Đổi mới Sáng tạo Kỹ thuật eProjects 2021 lần 2 năm 2021 đã tìm ra các dự án xuất sắc, giải quyết các bài toán cho doanh nghiệp, đặc biệt là giải pháp xử lý chất thải cho môi trường.

Nhóm sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM trình bày ý tưởng “Giải pháp sáng tạo giúp giải quyết ô nhiễm môi trường do bã kẹo cao su”

Với nghiên cứu “Giải pháp sáng tạo giúp giải quyết ô nhiễm môi trường do bã kẹo cao su”, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM đã đoạt giải phần trình bày hay nhất. Nghiên cứu này giúp cho việc xử lý chất thải từ kẹo cao su trở nên dễ dàng hơn. Thực tế cho thấy kẹo cao su hiện nay chứa 60-75% các loại nhựa tổng hợp, do đó chúng không thể tự phân hủy trong môi trường. Nghiên cứu đã thay thế lượng nhựa tổng hợp trong kẹo bằng nhựa sinh học làm từ các nguyên liệu hữu cơ gồm: đạm đậu nành, tinh bột kiến tính và CMC. Việc sử dụng các nguyên liệu hữu cơ có sẵn cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam, đồng thời có giá thành tiết kiệm so với các nguyên liệu sản xuất nhựa sinh học khác.

Đoạt giải Teamwork (đội nhóm) tốt nhất với sản phẩm nghiên cứu “Nền tảng quản lý rác thải nhựa” – một ứng dụng (app) để quản lý rác thải ở khắp các tỉnh thành, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng cho biết dự án của mình sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh rác thải biết rõ nguồn cung ứng từ các hộ gia đình vì các hộ gia đình sẽ sử dụng app này để phân loại rác và có thể bán nó cho các doanh nghiệp.

Đại học Bách khoa TP.HCM với sản phẩm “Giải pháp độc đáo giúp tái sử dụng các vật liệu xây dựng từ bụi sơn của các nhà máy sơn tạo thành than gia dụng” đã đoạt giải “Giải pháp hiệu quả nhất”. Thành phẩm than từ bụi sơn có thể lợi hơn than thường gấp 7 lần. Chi phí cho việc xây dựng quy trình xử lý thấp, không chiếm nhiều diện tích và vận hành chỉ cần một nhân lực. Một tấn bụi sơn xử lý trong vòng 2 tiếng cho ra 700kg thành phẩm than – đó là một con số đáng mơ ước cho tất cả doanh nghiệp kinh doanh ngành sơn và cả ngành than vì giá thành của vật liệu này cũng rất rẻ so với than hiện nay từ củi.

Sản phẩm “Túi khí” của Đại học Lạc Hồng giúp loại bỏ các vật dụng phụ như bọc xốp, hạt xốp, giấy… bên cạnh đó còn giúp cho việc vận chuyển hàng hóa bao gồm thực phẩm có nước, các sản phẩm dễ vỡ, đổ… được bảo đảm, thậm chí có thể giữ nhiệt, giúp giảm thiểu rác thải bằng túi plastic có thể sử dụng 500-700 lần, không phải đốn cây chặt rừng.

Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM cũng đưa ra “Giải pháp kỹ thuật – app nhằm hiện đại hóa hệ thống đặt và kiểm soát đơn hàng của khách hàng Dow Việt Nam”. Hiện tại, Công ty Dow đã có các ứng dụng và trang web hỗ trợ việc đặt hàng này nhưng vẫn còn gặp khó khăn như quá trình xử lý đơn hàng lâu, lỗi chính do từ phía con người.

Giải pháp phân loại nhựa độc đáo – PBlocker của Trường Đại học Cần Thơ cũng đưa ra sản phẩm máy ép túi nilon – thành phần được xem là chiếm lượng rác thải lớn nhất hiện nay ở Việt Nam, có thể ép bọc nilon thành khối, thêm gia nhiệt biến chúng thành những viên gạch chịu lực và nhiệt khá tốt. Máy có thể sử dụng cho các hộ gia đình với giá thành khoảng từ 5 triệu đồng/máy. Ngoài ra, những nhà máy xử lý rác thải cũng có thể dùng máy này để ép các loại rác thải nhựa với tỷ lệ nén gấp 13 lần so với nén bằng tay, do đó mỗi chuyến xe chở rác thải có thể vận chuyển nhiều hơn 13 lần nếu sử dụng PBlocker.

Theo doanhnhansaigon.vn

 

0/5 (0 Reviews)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin mới