8.7 C
New York
Thứ sáu, 22 Tháng mười một 2024

Buy now

spot_img

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế

Những năm qua, Huyện đoàn Lấp Vò quan tâm tư vấn, định hướng cho thanh niên (TN) khởi nghiệp (KN), phát triển kinh tế; hỗ trợ về vốn vay, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tập huấn kỹ thuật cho TN KN. Qua đó, nhiều TN đã thực hiện thành công các mô hình KN, phát triển kinh tế ở địa phương, giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình.

Nhờ được Huyện đoàn Lấp Vò hỗ trợ vay vốn nên mô hình trồng nấm linh chi, nấm sạch của anh Trần Phong Nhã (ấp Hưng Thành Tây, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò) ngày một phát triển

Khuyến khích TN KN, hàng năm, Huyện đoàn tổ chức các buổi nói chuyện về khởi sự lập nghiệp, chia sẻ những mô hình KN hiệu quả cho TN tham quan, học tập; tổ chức cuộc thi ý tưởng KN nhằm tìm kiếm ý tưởng KN mới. Đồng thời, các cơ sở Đoàn duy trì hoạt động Câu lạc bộ (CLB) KN cấp huyện và CLB TN làm kinh tế ở các xã, thị trấn. Các CLB tập hợp TN tham gia, giao lưu, học tập kinh nghiệm. Qua sinh hoạt CLB, các cơ sở Đoàn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý tưởng KN của TN. Từ đó tư vấn, thẩm định các ý tưởng để các bạn thực hiện. Đồng thời, Huyện đoàn chỉ đạo các cơ sở Đoàn trong huyện khảo sát, chọn các mô hình KN đăng ký về Huyện đoàn để được hỗ trợ. Huyện đoàn phối hợp Xã, Thị trấn đoàn khảo sát, chọn các mô hình KN có tiềm năng để định hướng, hỗ trợ về mặt pháp lý đưa sản phẩm ra thị trường, vốn sản xuất, tập huấn kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp TN phát triển mô hình KN. Đến nay, có nhiều mô hình KN của TN được Huyện đoàn hỗ trợ hoạt động hiệu quả như: trồng nấm linh chi, nấm sạch; trà đào tiên; vẽ tranh tường; trồng lan; phát triển nghề làm bún tươi;… giúp TN tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Điển hình như mô hình trồng nấm linh chi, nấm sạch của anh Trần Phong Nhã (SN 1987, ấp Hưng Thành Tây, xã Long Hưng A) được Huyện đoàn hỗ trợ phát triển thời gian qua. Bắt đầu mô hình trồng nấm linh chi, nấm sạch vào năm 2014, ban đầu anh Nhã gặp nhiều khó khăn. Năm 2017, anh Nhã được Huyện đoàn hỗ trợ vay 170 triệu đồng giúp anh Nhã có vốn mở rộng mô hình trồng nấm. Qua sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và có hiệu quả nên anh Nhã tiếp tục được Huyện đoàn hỗ trợ vay gần 190 triệu đồng từ nguồn vốn KN huyện. Anh Nhã chia sẻ: “Nhờ nguồn vốn được hỗ trợ, tôi đã đầu tư thêm lò hấp, sửa lại trại trồng nấm, mở rộng diện tích sản xuất. Đến nay, trang trại của tôi có diện tích khoảng 3.000m2 trồng nấm linh chi, nấm bào ngư và nấm rơm sạch. Ngoài vốn, Huyện đoàn, Xã đoàn còn tạo điều kiện cho tôi tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm; các lớp tập huấn nâng cao chất lượng sản phẩm;…. Trung bình, tôi thu nhập hơn 180 triệu đồng/năm. Bên cạnh có thu nhập ổn định cho gia đình, trại nấm của tôi cũng tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động, với tiền công từ 4 – 5 triệu đồng/tháng”.

Bên cạnh đồng hành cùng các mô hình KN, hiện nay, các cơ sở Đoàn còn định hướng cho TN phát triển kinh tế dựa vào các ngành nghề thế mạnh tại địa phương như: chăn nuôi bò, ếch, trồng hoa kiểng,…; giới thiệu cho TN được vay vốn từ nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách Xã hội làm kinh tế. Riêng từ năm 2020 đến nay, huyện có 30 TN được vay vốn làm kinh tế. Anh Hồ Văn Út Hiền – Bí thư Xã đoàn Long Hưng A – một trong số nhiều TN được vay vốn phát triển kinh tế, đầu năm 2020, từ nguồn vốn vay 70 triệu đồng, anh Hiền thuê 2 công đất với giá 12 triệu đồng/năm, mua cây giống, đầu tư hệ thống tưới nước để trồng kiểng linh sam. Đến nay, anh Hiền đã trồng được 1.800 gốc linh sam. Qua thời gian trồng 1 năm, anh bắt đầu có thu nhập từ việc chiết nhánh linh sam bán. Anh đã bán được 1 đợt khoảng 400 nhánh, với giá 8.000 đồng/nhánh. Sắp tới, sẽ tiếp tục chiết khoảng 1.000 nhánh linh sam để bán cho khách hàng. Anh Hiền cho biết: “Cây kiểng linh sam trồng nhẹ công chăm sóc, ít phân thuốc nên mau cho thu nhập. Bước đầu nhận thấy có hiệu quả nên tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm, cách trồng để các TN trong xã có nhu cầu phát triển kinh tế học hỏi”.

Anh Nguyễn Phúc Minh – Phó Bí thư Huyện đoàn cho biết, được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương, sự hỗ trợ Huyện đoàn giúp các mô hình KN, phát triển kinh tế trong TN thực hiện có hiệu quả. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để TN tìm hướng đi và phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho TN. Từ đây đến cuối năm 2021, Huyện đoàn tập trung hỗ trợ các mô hình KN như: sản xuất phân vi sinh từ vỏ trấu tại xã Bình Thành; mô hình dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh rơm cuộn tại xã Bình Thạnh Trung; phối hợp các ngành, đơn vị xây dựng, quảng bá sản phẩm KN của TN trong huyện. Đồng thời tiếp tục giới thiệu cho 26 TN vay vốn phát triển kinh tế; phối hợp các đơn vị đào tạo nghề nông thôn cho TN có nhu cầu học nghề; tư vấn, giới thiệu việc làm làm cho trên 500 TN.

MỸ XUYÊN – Báo Đồng Tháp

0/5 (0 Reviews)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin mới