8.6 C
New York
Thứ sáu, 22 Tháng mười một 2024

Buy now

spot_img

TẬP HUẤN “SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN NÔNG SẢN AN TOÀN, CHI PHÍ THẤP VÀ BỀN VỮNG”

Trong hai ngày 2122/01/2022, Trung tâm Hỗ trợ Doanh Nghiệp và Khởi nghiệp (DongThapBSSC) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức chương trình tập huấn với chủ đề “Sản xuất và bảo quản nông sản an toàn, chi phí thấp và bền vững” tại nơi sản xuất, nhà vườn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Lớp tập huấn được hướng dẫn bởi chuyên gia Hoàng Sơn Công – Trưởng ban Hội viên Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam; Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ đã thu hút sự tham gia của trên 100 hội viên Hội nông dân, HTX, Hội quán, doanh nghiệp nông nghiệp đến từ 07 huyện, thành phố: thành phố Sa Đéc, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò, huyện Tam Nông, huyện Tân Hồng, huyện Hồng Ngự và thành phố Hồng Ngự.

Tại thành phố Sa Đéc, sáng ngày 20/01/2022, có hơn 30 hội viên đến từ Hội Nông dân trồng hoa kiểng của TP. Sa Đéc tham gia tập huấn với chuyên đề “Sản xuất và bảo quản hoa, kiểng thời vụ với chi phí thấp và bền vững”. Chuyên gia đã dành nhiều thời gian chia sẻ phương pháp thực hành hiệu quả thông qua những kinh nghiệm thực tiễn, nhằm cung cấp giải pháp hữu ích cho nông dân trong việc chăm sóc và bảo quản hoa thời vụ với chi phí rất thấp và bền vững.

Chuyên đề về “Sản xuất và bảo quản cây quýt hồng an toàn với chi phí thấp và bền vững” tại huyện Lai Vung chiều ngày 20/01/2022, với sự tham dự của hơn 40 hội viên Hội nông dân đến từ huyện Lai Vung và Lấp Vò. Các hộ nông dân vừa được tiếp cận các giải pháp an toàn trong sản xuất và bảo quản cây quýt hồng, vừa thực hành trực tiếp cùng chuyên gia để nắm vững lý thuyết ngay tại chỗ.

Tại xã Phú Thọ, huyện Tam Nông vào sáng ngày 22/01/2022, đã triển khai chuyên đề “Sản xuất và bảo quản ngành hàng khô với chi phí thấp và bền vững” với sự có mặt của gần 60 hội viên, hộ sản xuất khô đến từ các huyện Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự và TP. Hồng Ngự. Tại buổi tập huấn, chuyên gia đã giới thiệu phương pháp tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có tạo nên các chế phẩm với chi phí thấp để khử mùi, làm sạch môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động; tận dụng các phụ phẩm, phế phẩm từ sản xuất (đầu cá, đuôi cá, vây cá…) làm phân bón vi sinh giúp tăng nguồn thu. Đặc biệt là phương thức sơ chế, bảo quản, chế biến cá thành những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, an toàn hơn với người tiêu dùng.

Với các chuyên đề được triển khai trong 3 buổi tập huấn, trọng tâm giải pháp được tập trung nhấn mạnh là tận dụng nguồn tài nguyên bản địa, kết hợp với các phương pháp IMO6 của chuyên gia Hoàng Sơn Công để tạo ra các loại phân bón, các loại thuốc trừ sâu, dịch bệnh; ứng dụng các phương pháp lên men vi sinh để bảo quản nông sản an toàn. Ưu điểm vượt trội của các phương pháp này là giúp người sản xuất chủ động được nguồn nguyên liệu địa phương, tận dụng các phế phẩm nông nghiệp và ít tốn kém chi phí.

Bên cạnh đó, bằng việc vừa tiếp thu lý thuyết vừa thực hành trực tiếp cùng với chuyên gia, giúp nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí trong hoạt động chăn nuôi, trồng trọt và bảo quản, chế biến nông sản của các Hợp tác xã, Hội quán, các cơ sở sản xuất, dự án khởi nghiệp.

Thay mặt Ban tổ chức, Ông Mai Thanh Nghị – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp và Khởi nghiệp đã ghi nhận sự hỗ trợ của chuyên gia, các đơn vị đồng hành, sự nhiệt tình tham gia của bà con nông dân. Từ đó, giúp chương trình tập huấn đã diễn ra thành công, mang lại hiệu quả thiết thực trong suy nghĩ và hành động trong việc bảo vệ sức khoẻ, an toàn trong sản xuất và chế biến, hướng tới việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, nâng cao giá trị của nguồn tài nguyên bản địa. Qua đó, cũng rất mong muốn các thành viên tham dự chương trình có thể chủ động phát triển thêm các sản phẩm mới và lan toả tinh thần sáng tạo, chủ động ứng dụng khoa học – công nghệ trong hoạt động sản xuất để mang lại sức khoẻ và thành công cho cộng đồng trong thời gian tới.

DongThapBSSC

0/5 (0 Reviews)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin mới