9.5 C
New York
Thứ Sáu, 26 Tháng Tư 2024

Buy now

spot_img

Case study: Dell và câu chuyện “cá bé” nuốt “cá lớn”

Tháng 10 năm 2015, một thương vụ gây chấn động trong giới công nghệ và đầu tư, tài chính, khi Dell tuyên bố chính thức sáp nhập với EMC với giá 67 tỷ USD. Thương vụ khiến mọi người ngã ngửa vì không ai dám tin thương vụ “nuốt cá lớn” lại trở thành sự thực. Giới đầu tư, tài chính đều rất quan ngại về số nợ khổng lồ, 48,6 tỷ USD, mà Michael Dell và cộng sự phải gánh nếu thực hiện thương vụ này. Tuy nhiên, mặc cho những lời đồn thổi, thị phi xung quanh, ở tuổi 50 tóc bạc phủ nửa đầu, Michael vẫn quyết theo đuổi thương vụ tới cùng.

Hành trình sáng lập Dell.

Năm 19 tuổi – chỉ với số vốn ít ỏi Michael Dell đã dành dụm được trong quá trình đi học, Micheal Dell lập nên hãng máy tính Dell với số vốn 1000 USD.

Năm 23 tuổi, anh sinh viên 19 tuổi năm nào nay đã trở thành tỷ phú trẻ nhất lãnh đạo công ty Fortune 500, tạo ra 1 đế chế mới trên thị trường máy tính. Điển hình vào năm 2001, Dell đã vượt mặt Compaq để trở thành thương hiệu máy tính lớn nhất thế giới.

Làn sóng công nghệ đã nhanh chóng đẩy Micheal Dell vượt qua các tỷ phú trong mọi lĩnh vực và trở thành người giàu thứ 4 nước Mỹ tuổi 40 trong thời hoàng kim của máy tính cá nhân (PC).

Nhưng rồi, với sự ra đời của nhiều đế chế công nghệ: Amazon (1994), Google (1998), Salesforce (1999), Facebook (2004)… Làn sóng công nghệ một lần nữa lại có sự biến động thay đổi.

Phần mềm lên ngôi, sự suy sụp của Dell

Năm 2007, Michael Dell trong cương vị CEO dẫn dắt Dell trong cuộc suy thoái PC.

Năm 2011, Michael Dell chỉ còn sở hữu 12% cổ phần trong chính công ty mà mình đã sáng lập. Giá trị ước tính của số cổ phiếu này khoảng 3,5 tỷ USD. Các nhà đầu tư không còn mặn mà với phần cứng (hardware) nữa mà thay vào đó họ chạy theo hơi thở của thời đại phần mềm, di động và điện toán đám mây.

Trong một nỗ lực cứu lấy đứa con tinh thần của mình, năm 2013 Michael Dell đã quyết định mua lại toàn bộ cổ phiếu của Dell trên thị trường để biến Dell thành công ty tư nhân. Giá trị của thương vụ đó khoảng 24,4 tỷ USD. Là công ty tư nhân ông sẽ có nhiều sự kiểm soát và theo đuổi những giá trị lâu dài hơn so với việc đáp ứng những yêu cầu ngắn hạn từ các cổ đông phố Wall lúc nào cũng đói cổ tức và lợi nhuận.

Cá bé nuốt cá lớn – Sự chuyển mình của Dell

Đỉnh điểm, đến năm 2015 Michael Dell đã đưa ra quyết định mạo hiểm nhất trong đời, ông quyết định mua lại EMC với giá 67 tỷ USD. Đây được xem là thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử công nghệ thế giới lúc bấy giờ. Với số nợ 48,6 tỷ USD, thương vụ này được giới đầu tư đánh giá không khác gì một canh bạc, rất mạo hiểm và đầy rủi ro. Họ lo lắng với nguồn tiền Michael Dell gánh phải khi đưa ra một quyết định hết sức mạo hiểm như vậy.

Tuy nhiên khi được hỏi, Michael Dell đã thản nhiên trả lời rằng: “Tôi rất hào hứng và vui vẻ chấp nhận rủi ro” ông còn bổ sung thêm “Một vấn đề của các công ty lớn về quan điểm kinh doanh là họ cho rằng rủi ro là điều phải tránh. Nhưng nếu bạn muốn đổi mới, sáng tạo, làm những thứ mới thì bạn phải chấp nhận ôm lấy rủi ro”.

Có thể nói, việc đưa ra quyết định sáp nhập Dell và EMC đã nằm trong dự tính của Michael Dell. Ông đã sớm nhìn ra được Michael Dell sớm nhìn ra được những viên ngọc trong đá ở đây. EMC có lượng tiền mặt lớn, sở hữu nhiều bằng phát minh sáng chế, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, và cả con ngỗng đẻ trứng vàng Vmware. Michael Dell đã thuyết phục thành công các cộng sự và 11 tổ chức ngân hàng tài chính (J.P Morgan, Barclays, Goldman Sach, Credit Suisse, Deutsche Bank, Merrill Lynch, etc) chung tay thực hiện thương vụ này.

Chỉ một năm sau, 2016 Dell và EMC hoàn tất thương vụ sáp nhập trở thành công ty Dell Technologies gồm 7 công ty thành viên: Dell, DellEMC, RSA, Pivotal, Virtustream, Boomi và Vmware.

Sáng 1/11/2021 (giờ Mỹ), Dell đã hoàn tất việc tách Vmware ra khỏi Dell Technologies (spinoff) để trở thành công ty phần mềm độc lập với giá trị thị trường khoảng 64 tỷ USD. Phần còn lại của Dell có giá trị thị trường ước tính 33 tỷ USD.

Và nhờ thương vụ sáp nhập chấn động thế giới này đã hình thành nên một công ty hàng đầu trên thị trường có giá trị 74 tỷ USD. Với một danh mục giải pháp công nghệ mở rộng giúp giải quyết nhiều vấn đề phức tạp của khách hàng, đặc biệt trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành CNTT như: môi trường điện toán đám mây lai, trung tâm dữ liệu được định nghĩa bằng phần mềm, cơ sở hạ tầng hội tụ, nền tảng như là một dịch vụ, phân tích dữ liệu, di động và an ninh mạng.

Sau thương vụ Spinoff mới đây, giới đầu tư lại một lần nữa ngả mũ trước Michael Dell. Sau một loạt động tác mua bán, sáp nhập, tách ra rất phức tạp. Tài sản của Michael Dell đã tăng từ 19,8 tỷ (2016) lên 55,1 tỷ USD(2021), gần gấp 3 lần.

Bài học của Michael Dell: “Nếu chấp nhận rủi ro cao, có tầm nhìn, kế hoạch rõ ràng, thuyết phục được người khác cùng chiến đấu thì hoàn toàn có thể “NUỐT CÁ LỚN“”.

Nguồn: https://leadthechange.asia/

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin mới