Xây dựng dự án Startup là một công việc quan trọng nhất, giúp Startup đánh giá được tính khả thi của ý tưởng với tất cả các kế hoạch được mô tả cụ thể. Tuy nhiên, hơn 90% Startup bỏ qua công đoạn này hoặc làm rất sơ sài.
Theo chúng tôi và rất nhiều chuyên gia, cố vấn, các tổ chức về kinh doanh và khởi nghiệp thì:
“Nghiên cứu và xây dựng một dự án Startup là công việc bắt buộc phải làm trước khi thực hiện“
Tại sao lại cần phải xây dựng dự án Startup ?
Xây dựng dự án giúp cho:
- Có cái nhìn toàn cảnh về dự án trước khi thực hiện, từ đó đánh giá được rủi ro, tính khả thi, khả năng thực hiện, các thiếu xót, các vấn đề cần thực hiện.
- Startup không bị mất tiền và thời gian cho những lần “thử -sai” ở giai đoạn đầu. Đây là sai lầm phổ biến của rất nhiều startup khi không chịu nghiên cứu và xây dựng một bản dự án chuyên nghiệp.
- Giúp gọi vốn từ nhà đầu tư dễ hơn – điều chắc chắn!
- Giúp tìm thêm và thuyết phục các thành viên để cùng làm dự án.
Ưu điểm dịch vụ tư vấn và xây dựng dự án Startup của cổng hỗ trợ khởi nghiệp
- Tiết kiệm chi phí cho các Startup ở mức độ tối ưu cao nhất, giảm hoàn toàn chi phí cho các sai lầm, thất bại.
- Tăng tốc độ làm việc hiệu quả của dự án lên từ 2-4 lần so với thông thường
- Được tư vấn và hỗ trợ từ quá trình nghiên cứu xây dựng dự án cho đến thực hiện dự án.
- Không cần nhiều kinh nghiệm về kinh doanh, khởi nghiệp vẫn có các dự án Startup chuyên nghiệp.
- Trong quá trình tư vấn và xây dựng dự án, các Startup sẽ được học hỏi tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết để thực hiện dự án.
- Có sự cam kết về kết quả thành công của Startup (trên 80%).
Các giai đoạn của việc xây dựng dự án Startup của cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam
Một dự án Startup do cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam xây dựng có các giai đoạn cơ bản sau:
Tìm kiếm các ý tưởng khả thi – Xây dựng dự án sơ bộ – Xây dựng dự án chi tiết – Chuẩn bị các nguồn lực – Bắt đầu thực hiện – Những thử nghiệm đầu tiên – Chính thức thương mại hóa – Phát triển dự án .
Thì giai đoạn xây dựng dự án sẽ được tính từ “Tìm kiếm ý tưởng khả thi” đến “Xây dựng dự án chi tiết“, trong các giai đoạn này sẽ bóc tách tiếp tục thành:
- Tìm kiếm ý tưởng khả thi: Ý tưởng khả thi là những ý tưởng có tính thực tế cao và phù hợp với khả năng thực hiện của người chủ dự án. Thường thì mọi người ai có cũng rất nhiều ý tưởng, từ đơn giản đến vĩ đại, viển vông, các ý tưởng sao chép, ý tưởng sáng tạo về một sản phẩm dịch vụ mới. Nói chung, có quá nhiều ý tưởng kinh doanh ở khắp mọi nơi. Các bạn cần chú ý đó là “ý tưởng khả thi phải là ý tưởng trong khả năng thực hiện của bạn“. Tìm kiếm ý tưởng khả thi là giai đoạn cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam tư vấn cho bạn tìm kiếm rất nhiều ý tưởng phù hợp và lựa chọn ra ý tưởng tốt nhất.
- Thẩm định ý tưởng: Đây là một công việc quan trọng, sau khi tìm ra ý tưởng tốt nhất phù hợp với bạn thì chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá toàn diện ý tưởng này theo các tiêu chí với khoảng 10 nội dung đánh giá thẩm định ý tưởng. Công việc này đảm bảo là ý tưởng thật sự khả thi.
- Xây dựng dự án sơ bộ: Dự án sơ bộ hay còn gọi là dự án phác thảo, dự án phác thảo sử dụng các phương pháp tổng thể để xây dựng, tập trung vào các phân tích, xây dựng các yếu tố chính của dự án, chưa đi vào chi tiết các nội dung. Dự án sơ bộ giúp có các đánh giá, hình dung ban đầu và toàn diện về dự án.
- Xây dựng dự án điều chỉnh lần 1
- Xây dựng dự án điều chỉnh lần n+1 (điều chỉnh rất nhiều lần)
- Xây dựng dự án chi tiết: Đây là giai đoạn cuối cùng của xây dựng dự án Startup, bản dự án chi tiết là bản dự án đầy đủ nhất về dự án với các kế hoạch chi tiết từ a-z, các Startup có thể thực hiện dự án theo từng nội dung của các kế hoạch này và nhiều nội dung quan trọng khác.
Ngoài ra, tình theo độ phức tạp, quy mô và lĩnh vực của Startup sẽ có thêm các bước khác.
Các tiêu cuẩn cần có của 1 bản dự án Startup
- Tính chuyên nghiệp: Thể hiện ở sự nghiên cứu và xây dựng dự án một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp cao, không làm việc theo kiểu qua loa, đại khái, sao chép.
- Kinh nghiệm là cần thiết: Để xây dựng được một bản dự án thì kinh nghiệm sẽ giúp cho xây dựng dự án rất nhanh chóng, chuyên nghiệp.
- Tính khách quan: Dự án Startup cần có cái nhìn toàn cảnh, khách quan về ý tưởng, về các vấn đề khác, nhất là các phân tích và số liệu về thị trường, doanh số, lợi nhuận. Các con số cần ước tính gần sát với thực tế.
- Dễ đọc, dễ hiểu: Dự án cần có cả bản cứng và mềm (file) với nội dung ngắn gọn, chi tiết, sử dụng nhiều biểu đồ và hình ảnh minh họa, hạn chế sử dụng các từ ngữ chuyên môn, viết tắt.
Những sai lầm thường mắc phải của các Startup
Các Startup Việt Nam thường mắc phải các vấn đề khi xây dựng dự gồm có: Viết sơ sài, không có sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc, thiếu kinh nghiệm, các phân tích và số liệu thường ảo tưởng, không hiểu cặn cẽ và khách quan vấn đề, đánh giá sai năng lực thực hiện, bỏ qua các nghiên cứu cần thiết ….
Chi phí xây dựng dự án Startup như thế nào?
Cổng hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ xây dựng dự án Startup với chi phí trung bình từ 5-30% trên tổng chi phí của dự án (theo bản dự toán danh mục chi phí trong dự án chi tiết khả thi). Bên chủ dự án cần tạm ứng trước 60% chi phí và trả tiếp số còn lại khi hoàn tất bản dự án. Trong một số trường, chi phí là thỏa thuận và sử dụng theo hình thức trọn gói.
Ví dụ, một dự án Startup tổng chi phí xây dựng ban đầu theo bản dự toán chi phí là 1 tỷ VNĐ, thì chi phí dịch vụ tư vấn và xây dựng dự án sẽ rơi vào khoảng từ 100-300 triệu tùy theo thực tế.
Thời gian trung bình
Thời gian trung bình xây dựng dự án từ 3-6 tháng, có thể nhanh hơn hoặc lâu hơn tùy theo dự án.
LIÊN HỆ DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN STARTUP
Email: npifvietnam@gmail.com
Hotline: 0968 524 538