14.3 C
New York
Thứ Ba, 23 Tháng Tư 2024

Buy now

spot_img

18 CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO STARTUP

Gần đây khởi nghiệp (Startup) trở thành phong trào mạnh mẽ tại Việt Nam. Dù nhìn ở góc độ phong trào hay thực tế thì đây cũng là một xu hướng tốt cho sự phát triển của nền kinh tế.

Tuy nhiên, nếu ý tưởng kinh doanh là thứ các startup đẻ ra hàng ngày, thì ngược lại xây dựng thương hiệu để phát triển bền vững lại là thứ không phải startup nào cũng biết.

Bài viết dưới đây, chúng tôi hi vọng sẽ như một guidelines giúp xây dựng thương hiệu cho startup chuyên nghiệp hơn – một lợi thế cạnh tranh lớn cho các startup.

Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu cho startup

A. XÁC LẬP THƯƠNG HIỆU

1. Nghiên cứu khách hàng và thị trường

Không giống như một cuộc nghiên cứu thị trường tốn kém và kéo dài hàng tháng, startup có thể nghiên cứu nhanh khách hàng, thị trường để phục vụ việc xác lập thương hiệu.

Bằng cách xác định rõ ràng đối tượng khách hàng mà mình định nhắm đến, xác định vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống hay công việc, đâu là vấn đề mà startup của bạn muốn giải quyết.

Việc nghiên cứu thị trường có thể bắt đầu bằng việc nói chuyện với các khách hàng mục tiêu, bạn có thể làm điều này với chỉ 20-30 khách hàng là ổn.

Khi nói chuyện với khách hàng mục tiêu hãy để ý đến những gợi ý của khách hàng khi họ nói về những nhu cầu của họ như “tôi muốn một sản phẩm như thế này”, “ước gì sản phẩm có thêm tính năng …”. Hỏi kỹ các nội dung nếu cần.

Bạn cũng có thể dễ dàng tìm hiểu nhu cầu khách hàng bằng cách nghiên cứu các từ khóa tìm kiếm bằng Google Keyword Planner, Google Trend, Ahrefs… hoặc tham khảo các website của các đối thủ cạnh tranh đã có trên thị trường.

2. Xác lập định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là các khác biệt hóa sản phẩm / dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh và thu hút khách hàng. Bạn có thể tạo định vị thương hiệu tốt cần bằng các câu hỏi:

  • Sản phẩm mới của bạn dành cho ai?
  • Sản phẩm này sẽ giúp gì cho họ?
  • Có sản phẩm tương tự hoặc thay thế nào đã có?
  • Ngành hàng mà sản phẩm của bạn có thể thuộc về?
  • Bạn sẽ khác biệt sản phẩm của mình như thế nào?
  • Vì sao khách hàng sẽ tin tưởng vào sản phẩm của bạn

3. Đặt tên thương hiệu

Sau khi đã xác lập xong định vị thương hiệu, bước tiếp theo là đặt tên thương hiệu của bạn. Với StartUp việc có một tên thương hiệu hấp dẫn sẽ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy thế nào là một cái tên thương hiệu tốt?

  • Tên cần phản ánh thương hiệu
  • Tên cần gợi lên mối liên hệ với sản phẩm
  • Tên phải độc đáo
  • Tên cần ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ
  • Tên cần có khả năng đăng ký nhãn hiệu
  • Nếu có khả năng đăng ký được tên miền website, tên Fanpage là một lợi thế

Một số phương pháp đặt tên thương hiệu bạn có thể tham khảo:

  • Đặt tên startup theo viết tắt: FedEx, IBM,
  • Đặt tên startup theo kết hợp từ: Facebook, Bitcoin, Microsoft, PayPal
  • Đặt tên startup theo từ mới: Google, Yahoo
  • Đặt tên startup theo liên tưởng: Apple, Amazon, Virgin
  • Đặt tên startup theo hướng 4.0: Flickr, Tiktok, Grab, Uber

4. Thiết kế Logo

Để tạo liên tưởng tốt về startup thì việc có một logo độc đáo dễ nhận diện là cần thiết. Một số startup thường không quá coi trọng logo bằng cách sử dụng tạm logo tạo từ các ứng dụng online. Điều này mang khá nhiều nguy cơ như tạo ấn tượng không tốt cho thương hiệu, khả năng trùng lặp cao thậm chí gặp rắc rối về pháp lý không cần thiết.

Một vài lời khuyên để có một thiết kế logo tốt cho startup:

  • Logo phải phản ánh được sự khác biệt của thương hiệu hoặc mô hình kinh doanh.
  • Logo cần độc đáo, ấn tượng để có thể ghi nhớ được ngay.
  • Logo cần đủ đơn giản để ứng dụng trên mọi điểm tiếp xúc từ namecard, website, app.
  • Logo cần được đánh giá để đảm bảo về việc bảo hộ nhãn hiệu.

5. Phát triển Website

Website là kênh giao tiếp quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp hiện tại. Dù startup của bạn bán sản phẩm online trên sàn thương mại điện tử, qua mạng xã hội hay qua Mobile app thì website vẫn là nơi mà khách hàng, đối tác tìm đến để tham khảo thông tin về doanh nghiệp.

Và bởi vì kênh webiste là kênh do bạn sở hữu và toàn quyền kiểm soát, do đó nên thiết lập website như một kênh trung tâm, thu hút mọi nguồn traffic.

Hãy chuẩn bị phát triển một website tốt ngay từ khi bắt đầu bằng các bước:

  • Tìm một tên miền phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.
  • Xây dựng nội dung cần đưa lên website.
  • Phác thảo giao diện website dạng wireframe để hình dung trước về luồng thông tin bạn muốn khách hàng tương tác trên website.
  • Thiết kế website chuyên nghiệp theo chuẩn nhận diện thương hiệu và chuẩn UX/UI.
  • Viết nội dung “phủ website” ban đầu, các nội dung này là những như giới thiệu, giải pháp, dịch vụ, câu chuyện thương hiệu, case study … tất cả cần được viết một cách chuyên nghiệp nhất.
  • Tối ưu hóa SEO cho website và viết bài thường xuyên để được Google index.

6. Video giới thiệu doanh nghiệp

Video giới thiệu doanh nghiệp là công cụ giới thiệu hiệu quả mà nhiều startup sử dụng. Vì là doanh nghiệp mới, cung cấp các sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới trên thị trường nên việc sử dụng video giới thiệu sẽ giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt được ý tưởng bạn muốn trình bày.

Video giới thiệu startup có thể được quay dựng hoặc dạng animation.

Nội dung cơ bản của một video introduction có thể gồm như sau:

  • Đoạn giới thiệu ngắn
  • Nêu vấn đề
  • Nêu giải pháp
  • Cách giải pháp hoạt động
  • Kết quả mang lại
  • Kêu gọi hành động

7. Social Channel

Social là kênh hiệu quả để startup mang ý tưởng đến mọi người. Hãy xác định đâu là kênh phù hợp với Startup của bạn để quảng bá.

  • Facebook: Là Mạng xã hội mà hầu như tất cả mọi người đều có
  • Youtube: Nền tảng chia sẻ video lớn nhất
  • Instagram: Mạng xã hội chia sẻ ảnh & video miễn phí
  • Linkedin: Mạng xã hội dành cho cộng đồng doanh nghiệp
  • Tiktok: Mạng xã hội video âm nhạc đang sở hữu lượng người dùng hàng tháng rất lớn
  • Có rất nhiều kênh social mà bạn có thể khai thác tùy thuộc vào việc bạn xác định nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn hoạt động ở đâu nhiều nhất.

Bạn có thể không cần hoạt động hết trên mọi kênh, nhưng hãy làm tốt nhất có thể.

Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu cho startup.

B. INBOUND MARKETING

8. Bloging

Không một startup nào thành công mà bỏ qua chiến lược blog. Đây là nơi quan trọng để một startup giao tiếp với thế giới bên ngoài.

Nội dung của blog cũng rất phong phú, đa dạng và ít bị giới hạn. Từ thông tin công ty, tình hình phát triển sản phẩm, câu chuyện khách hàng, thông tin tuyển dụng, case study, thông tin ngành, chia sẻ kiến thức … đều giúp thu hút sự quan tâm của độc giả bên ngoài.

9. SEO

SEO là phương pháp giúp tăng thứ hạng từ khóa của website trên các công cụ tìm kiếm, đồng nghĩa với việc mang lại nhiều Free traffic cho website, nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Điều tuyệt vời là SEO thực sự không khó làm và không tốn kém so với các giải pháp quảng cáo khác. Với StartUp, tận dụng các nội dung tự sản xuất được để làm SEO sẽ giúp vừa tiết kiệm chi phí vừa nâng cao hiệu quả marketing trong dài hạn.

10. PR Online

Sử dụng hình thức PR trên các tờ báo uy tín là cách ra mắt thương hiệu rất hiệu quả. Ngoài việc giới thiệu được sản phẩm dịch vụ với khách hàng mục tiêu, bạn cũng xây dựng được hình ảnh và uy tín bằng cách xuất hiện trên truyền thông.

Các hình ảnh này có thể đăng tải lại trên website công ty và mạng xã hội để giúp khách hàng thêm tin tưởng vào startup.

11. Đối tác chiến lược

Giai đoạn bắt đầu của Startup, việc kết hợp với các đối tác phù hợp mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Hãy xem xét việc hợp tác với các doanh nghiệp trong lĩnh vực mà bạn tham gia nhưng không phải là đối thủ trực tiếp.

Hoặc các doanh nghiệp có cùng tệp khách hàng mà bạn muốn hướng tới. Hoặc hơn nữa, bạn có thể bán sản phẩm/ dịch vụ của bạn cho đối tác để trở thành 1 phần trong chuỗi cung ứng.

12. Viral marketing

Cả viral marketing và các chương trình marketing du kích nếu được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả rất lớn thông qua truyền thông miễn phí và truyền miệng.

Ngày nay việc ứng dụng viral marketing lại càng dễ dàng hơn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay tiktok. Nếu bạn có một ý tưởng có khả năng viral, đừng ngại thử nghiệm hình thức này, vì hiệu quả nó mang lại vô cùng to lớn trên mức đầu tư (đôi khi là hoàn toàn miễn phí).

13. Growth hack Marketing

Growth Hack Marketing là việc sử dụng chiến lược marketing thông minh và tiết kiệm chi phí để giúp phát triển và duy trì cơ sở người dùng đang hoạt động, bán sản phẩm và đạt được danh tiếng.

Hầu hết các chiến lược Growth Hacking đều rơi vào ba lĩnh vực chính:

  1. Content Marketing
  2. Marketing sản phẩm
  3. Quảng cáo

Tùy thuộc vào các chiến thuật được sử dụng, Content Marketing là một cách có chi phí thấp để đưa được lời nói về sản phẩm của bạn. Các hoạt động Content Marketing tiêu biểu bao gồm:

  • Bắt đầu một blog và tạo nội dung có giá trị và có tính chia sẻ
  • Viết Guest Blog
  • Tạo nội dung trên phương tiện truyền thông xã hội
  • Tạo một tính năng miễn phí phục vụ cộng đồng mục tiêu
  • Viết eBook và White Paper
  • Podcasting
  • Tổ chức Webinar
  • Tổ chức các cuộc thi và Giveaway
  • Để các blogger review sản phẩm của bạn
  • Tham gia các diễn đàn, nhóm có liên quan
  • Influencer Marketing
  • Dùng Email Marketing để xây dựng sự kết nối mạnh mẽ với người dùng
  • Cải thiện khả năng hiển thị nội dung với SEO
  • Được nhắc tới và liệt kê trong các Marketplace và trang web có liên quan

C. QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU STARTUP

13. Online advertising

Sau khi đã thiết lập website, các kênh truyền thông chính thì đây là lúc bạn kích hoạt các chương trình quảng cáo online. Các chương trình quảng cáo này có thể giúp đẩy nhanh tăng trưởng doanh số, thêm nhiều khách hàng và hợp đồng, nhưng cũng tạo ra sự nhận biết thương hiệu rộng rãi với khách hàng mục tiêu.

Các kênh quảng cáo hiệu quả hiện nay gồm: Google ads, Facebook ads, Zalo ads, Cốc Cốc ads, Tiktok ads … bạn có thể chọn kênh phù hợp với tập khách hàng tiềm năng của mình.


14. PR chiến lược

Khác với việc PR online trên các tờ báo khá phổ biến, việc xây dựng một chương trình PR thương hiệu bài bản phải dựa trên một ý tưởng lớn có sức hấp dẫn để từ đó thông qua các sự kiện, chương trình truyền thông, show truyền hình hoặc các KOL nổi tiếng, thương hiệu của bạn sẽ được lan truyền và tạo ra sức ảnh hưởng lớn.

Một cách làm hiệu quả hiện nay là sử dụng các nền tảng hỗ trợ Book KoLs để nhanh chóng triển khai và đo lường hiệu quả truyền thông.

Bạn có thể tham khảo các nền tảng: BookingKOLs.com; Onfluencer; 7SAT; JMC; Hiip; AnyTag; Revu; KOL Việt; Halago; Blue Network

15. Tham gia làm diễn giả, tài trợ hội thảo

Khi tham gia một hội thảo sự kiện với vai trò diễn giả, bạn có cơ hội tạo sự tín nhiệm cao như người dẫn dắt trong ngành và đây là cơ hội tốt để quảng bá thương hiệu của Startup.

Đây cũng là một cách để tận dụng kiến thức có sẵn của bạn, tiết kiệm chi phí.

Hoặc một cách khác để quảng bá thương hiệu là tài trợ cho các sự kiện có đối tượng khán giả là khách hàng tiềm năng của bạn.

16. Tham gia một cuộc thi Startup

Các cuộc thi startup ngày càng có quy mô lớn và hiệu ứng truyền thông rất tốt. Việc tham gia một cuộc thi, không chỉ giành giải thưởng hoặc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược mà còn là cách để thương hiệu của startup được truyền thông một cách miễn phí.

  • Startupwheel
  • Chương trình Startup của Vnexpress
  • Techfest Vietnam
  • Chương trình Khởi nghiệp quốc gia do VCCI tổ chức

Nếu thương hiệu của bạn có một sản phẩm thú vị, tham gia chương trình Shark Tank cũng là một chiến lược truyền thông hiệu quả.

D. SALES SUPPORT

17. Sales kit

Sales Kit là bộ tài liệu bán hàng bao gồm các tài liệu, mẫu biểu, vật dụng cần thiết phục vụ việc tư vấn, bán hàng luôn được nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp mang theo bên mình.

Việc xây dựng sales kit sẽ giúp bán hàng trở lên dễ dàng, hiệu quả hơn. Mặt khác hình ảnh thương hiệu startup trong mắt khách hàng sẽ chuyên nghiệp và tin tưởng hơn nhiều lần.

Một bộ sale kit thường gồm những gì?

  • Company profile: giới thiệu năng lực doanh nghiệp
  • Brochure sản phẩm/dịch vụ: giới thiệu chi tiết thông tin về sản phẩm, dịch vụ, lợi ích mang lại, khách hàng …
  • Bảng giá
  • Đơn đặt hàng
  • Hợp đồng mẫu
  • Các testimonials của khách hàng
  • Các vật dụng demo

18. Case study

Không một tài liệu nào có sức thuyết phục khách hàng như case study. Vì nó kể về tình huống “người thực, việc thực” thông qua đó khách hàng có thể biết được làm cách nào startup của bạn có thể giải quyết vấn đề của khách hàng. Do vậy, các startup và ngay cả những doanh nghiệp thành công, thường sử dụng casestudy như một vũ khí bán hàng.

Vậy một case study thường gồm những gì?

  • Bối cảnh: Nêu bối cảnh của dự án, những vấn đề chung của thị trường hay vì sao khách hàng cần đến giải pháp của bạn.
  • Thách thức – vấn đề: Nêu thách thức mà khách hàng gặp phải.
  • Giải pháp: Nêu các giải pháp mà bạn đưa ra để giải quyết.
  • Quá trình thực thi: Quá trình thực hiện giải pháp của bạn có những gì đáng chú ý?
  • Kết quả: Các kết quả đã tạo ra được từ việc áp dụng dự án.

Tổng kết Xây dựng thương hiệu cho Startup

Trên đây là 18 chiến lược bài bản giúp xây dựng thương hiệu cho startup từ “Zero to Hero”. Trong thực tế, rất ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện tất cả các chiến lược trên. Do vậy, hãy lựa chọn những gợi ý phù hợp nhất để áp dụng cho Startup của bạn.

Nếu bạn cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ chuyên gia thương hiệu đừng ngần ngại liên hệ với MECA, chúng tôi tư vấn cho Startup, SME xây dựng thương hiệu thành công và Bạn sẽ là một trong số các dự án nổi bật nhất.

MECA – Be authentic.!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tin mới